DIỄN ĐÀN THANH NHẠC - HỘI CA SĨ TỰ DO VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN THANH NHẠC - HỘI CA SĨ TỰ DO VIỆT NAM

Tất cả mọi thứ liên quan đến THANH NHẠC từ cơ bản đến chuyên sâu
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Kỹ Thuật Cộng Minh (P1)

Go down 
Tác giảThông điệp
HỘI CA SĨ TỰ DO VIỆT NAM
Admin



Tổng số bài gửi : 32
Join date : 04/03/2019

Kỹ Thuật Cộng Minh (P1) Empty
Bài gửiTiêu đề: Kỹ Thuật Cộng Minh (P1)   Kỹ Thuật Cộng Minh (P1) EmptyWed Mar 06, 2019 7:02 pm

Kỹ Thuật Cộng Minh (P1) 12234917_1028902533798883_5580859727811907233_n

Đây là bài viết nói về KỸ THUẬT CỘNG MINH – 1 kỹ thuật nền tàng và quan trọng nhất trong thanh nhạc hiện đại và cả thanh nhạc cổ điển. Chúng tôi chia nó ra làm nhiều phần để cho các bạn dễ tiếp cận: Phần 1 và 2 nói về Các Khoảng Vang trên cơ thể và cách khai mở cũng như sử dụng hiệu quả các khoảng vang; Phần 3 và 4 nói về một kỹ thuật mà các bạn có lẽ đã nghe rất nhiều, đó là “Vị Trí Âm Thanh”.


Khi hoàn thành cả hai phần này, các bạn xem như đã thông thạo kỹ thuật Cộng Minh (Theo chúng tôi được biết thì dường như trang này là trang đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam hướng dẫn chi tiết kỹ thuật này- cả về lý thuyết và thực hành cho độc giả một cách miễn phí.

NÓI VỀ CÁC KHOẢNG VANG (LÝ THUYẾT)

Kỹ Thuật Cộng Minh (P1) HN_week4_25.5

Như hình vẽ mà chúng tôi đã sưu tầm phía trên, các bạn có thể nhìn thấy rõ vị trí B và C là khoang mũi và khoang miệng (hay còn gọi là xoang mũi – xoang miệng). Đây là hai khu vực quan trọng nhất trong việc sử dụng kỹ thuật cộng minh (ngoài 2 xoang này còn có các xoang không kém phần quan trọng ở vị trí A, số 10, số 6 cũng góp phần vào việc ca hát nhưng để sử dụng được nó thì không hề dễ dàng và chúng ta sẽ bàn đến nó ở các kỹ thuật nâng cao được bàn đến sau)
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ bàn đến 2 xoang quan trọng và căn bản nhất Xoang Mũi và Xoang Miệng.


Vậy tác dụng của các xoang này là gì?

Bạn có biết tại sao khi bạn hát trong nhà tắm thì âm thanh có vẻ lớn hơn và nghe rõ ràng hơn? Và tại sao trên cây đàn guitar người ta lại sử dụng thùng đàn rỗng ruột bên trong? Hay tại sao trong các loại loa khuếch đại, hay rõ nhất là loa bass người ta lại cần thiết kế một khoảng không gian trống bên trong loa?
=> Tất cả đều chung 1 nguyên nhân chính, đó là khuếch đại âm thanh (hay cộng hưởng âm thanh) , và làm âm thanh vang xa hơn, dày hơn, ấm hơn, làm cho những âm bass được trọn vẹn hơn.

Hãy chú ý đến đặc điểm này, vì đây chính là lý do người ta sử dụng rất nhiều các khoảng vang này vào nhạc cổ điển, thính phòng bởi vì ở thời điểm khởi nguyên của hai dòng nhạc này, người ta phải hát trong một hội trường rất lớn cho rất nhiều người nghe mà không có hệ thống âm thanh hỗ trợ nào (ngoại trừ sự cộng hưởng âm thanh thô sơ của chính hội trường đó) Người ca sĩ buộc phải tìm cách làm cho giọng hát truyền đến tai của khán giả ngồi ở xa nhất mà vẫn rõ ràng, trầm ấm.
=> Kỹ thuật “Cộng minh” ra đời từ đó.

Nhưng về sau này, khi các hệ thống âm thanh trở nên phổ biến, người ca sĩ không cần phải cố sử dụng các kỹ thuật “Cộng minh” nữa mà thay vào đó họ phải suy nghĩ nhiều hơn đến cách nào truyền cảm hứng, tình cảm và ý nghĩa của bài hát đến khản giả thông qua hệ thống âm thanh hỗ trợ. Kỹ thuật “Cộng minh” trở nên không quá cần thiết nữa, nhưng các ca sĩ ngày nay vẫn sử dụng một chút “Cộng minh” để hát đỡ mệt hơn, và âm thanh trầm ấm hơn. —–Tôi xin nhấn mạnh là “một chút” thôi…
=====> OK! Bây giờ chúng ta sẽ xem làm cách nào để “khai mở” những khoảng vang ở miệng và mũi để bạn có thể sử dụng 1 phần của kỹ thuật “Cộng minh” thần thánh này !!!



2. BÀI TẬP THỰC HÀNH: “NGẬM”

Cách thực hiện: Giữ hai môi dính vào nhau sao cho không khí không lọt ra ngoài được, hàm răng trên và hàm răng dưới không cho chạm nhau mà cách ra một khoảng vừa phải, lưỡi nằm sát hàm dưới một cách bình thường, đồng thời phát ra tiếng “uhmmmmm” lớn và kéo dài.
Video minh họa: (các bạn nghe ở phút thứ 1:58 – Hai bài tập đầu tiên về khoảng vang)


Quan trọng là: trong những lần đầu tiên làm bài tập này bạn cố gắng đẩy hơi đủ mạnh để cảm nhận được độ rung của 3 vị trí sau: vị trí ở giữa cổ, vị trí ở Môi và vị trí ở phía trong sống mũi (xem hình, chú ý vào khu vực C).


Sau khi cảm thấy rung ở 3 vị trí đó ( thường sẽ kèm theo cảm giác ở phía sâu bên trong xoang mũi nữa) thì bạn hãy bắt đầu đẩy sao cho làn hơi càng ít rung ở cổ càng tốt, mà thay vào đó là rung ở mũi và ở môi. Thực hành với video mà chúng tôi đã cung cấp để tự nâng cao trình độ của mình. Nếu bạn sợ mình làm sai, hãy thu âm đoạn luyện tập của bạn và gửi cho chúng tôi xem xét ở diễn đàn.
HẸN GẶP LẠI CÁC BẠN Ở PHẦN 2 – CỘNG MINH CHO TINH TẾ NHƯ BÙI ANH TUẤN
Hội Ca sĩ Tự do Việt Nam
Về Đầu Trang Go down
https://thanhnhac.forumvi.com
HỘI CA SĨ TỰ DO VIỆT NAM
Admin



Tổng số bài gửi : 32
Join date : 04/03/2019

Kỹ Thuật Cộng Minh (P1) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Cộng Minh (P1)   Kỹ Thuật Cộng Minh (P1) EmptyWed Mar 06, 2019 7:08 pm

Cộng Minh P2 – Hát như Bùi Anh Tuấn


Kỹ Thuật Cộng Minh (P1) 1368326211-bui-anh-tuan-3

VẤN ĐỀ THỨ HAI TRONG CHUỖI BÀI VIẾT VỀ CỘNG MINH NÀY LÀ SỰ CÂN BẰNG GIỮA KHOẢNG VANG Ở MŨI VÀ KHOẢNG VANG Ở MIỆNG (Xoang mũi và Xoang miệng) -Cũng là bí quyết hát note cao của Bùi Anh Tuấn.


A. Lý thuyết về CỘNG MINH CÓ ĐIỀU CHỈNH và Cộng Minh thông thường:



Cộng Minh Có Điều Chỉnh là một kỹ thuật mà ở đó chúng tôi đã hệ thống lại những phương pháp Cộng Minh tiên tiến đang được dùng trên thế giới, trung hòa giữa Cổ Điển và Hiện Đại. Mặc dù việc này đã được nhiều ca sĩ thực hiện tốt, nhưng chưa được tổng hợp thành 1 phương pháp và 1 hệ thống cụ thể – điều mà chúng tôi đã và đang cố gắng thực hiện.


Một số nguồn thông tin trên mạng, thậm chí là 1 số giáo viên thanh nhạc cho rằng việc sử dụng tốt 2 khoảng vang ở mũi và ở miệng đã xem như là hoàn thành kỹ thuật “Cộng Minh” rồi. Nhưng theo quan điểm của chúng tôi như vậy là chưa đủ, “Cộng Minh Có Điều Chỉnh” nghĩa là “Cộng hưởng những khoảng vang lại một cách đúng liều lượng và cho âm thanh đi ra đúng cách“. Như vậy có nghĩa là theo quan niệm của chúng tôi, kỹ thuật Cộng Minh phải bao gồm việc sử dụng tốt 2 khoảng vang, việc điều chỉnh sự cân bằng giữa hai khoảng vang theo từng câu chữ trong bài hát và cuối cùng là việc phóng âm thanh ra ngoài đúng cách để dây thanh quản không phải chịu nhiều áp lực mà tiếng hát sẽ nhẹ nhàng, mềm mại và linh hoạt hơn.


Và ở mục tiếp sau đây, chúng ta sẽ bàn đến việc làm thế nào để điều chỉnh sự cân bằng giữa hai khoảng vang mũi và miệng.


B. ĐIỀU CHỈNH SỰ CÂN BẰNG GIỮA HAI KHOẢNG VANG


Bài hát Thật Bất Ngờ của Trúc Nhân là một ví dụ hay về việc sử dụng tốt cả 2 khoảng vang và có khả năng chuyển qua chuyển lại giữa hai khoảng vang rất linh hoạt, điều đó tạo nên tính đa dạng tỏng cách thể hiện của Trúc Nhân

Ý nghĩa của việc điều chỉnh này là gì?:

Như tôi đã có đề cập ở phía đầu bài, việc sử dụng các khoảng vang nhằm mục đích tạo ra độ vang xa, độ dày và khuếch đại âm thanh (nhiều nhất là các âm thanh trầm). Vì vậy việc sử dụng các khoảng vang này sẽ làm cho âm thanh nghe dày hơn, ấm hơn, trầm hơn và vang xa hơn. Nhưng có một nghịch lý là không phải dòng nhạc nào cũng cần độ trầm ấm và vang xa nhiều đến như vậy, và ngay cả trong những dòng nhạc buộc phải có độ trầm ấm thì bạn cũng không thể cứ giữ mãi độ trầm ấm, vang khỏe như vậy trong suốt cả bài hát, ví như những câu hát thỏ thẻ tâm tình, những câu hát thể hiện những sắc thái tình cảm u buồn, lãng mạn… thì bạn không thể cứ oang oang lên mà bảo “có những đêm anh xa em, em buồn lắm…” được.
=> Mức độ cộng minh như thế nào (nhiều hay ít) phải phụ thuộc vào tính chất của từng dòng nhạc, thậm chí là từng câu hát trong 1 bài.

Đó là nói về cộng minh nhiều hay ít, còn bây giờ nói về bên trong sự cộng minh đó. Chúng ta phải xem xét đến cả màu sắc của nó – nói cách khác là phải xem xét đến sự cộng minh đó được hình thành bởi bao nhiêu phần trăm âm thanh tạo ra từ mũi, bao nhiêu phần trăm âm thanh tạo ra từ miệng và bao nhiêu phần trăm từ các xoang khác. Về các xoang khác chúng ta sẽ bàn đến sau- khi có dịp. Chỉ nói riêng về tỷ lệ giữa âm thanh từ mũi và âm thanh từ miệng đã là 1 vấn đề khá thú vị rồi ! (^.^). Trong nội dung bài này, chúng ta sẽ học cách để điều chỉnh tỷ lệ này trong lúc đang hát.


Điểm khác nhau về màu sắc giữa âm thanh từ miệng và âm thanh từ mũi là gì?

Âm thanh từ miệng và âm thanh từ mũi thực tế rất khác nhau, sự khác biệt này là do hình dạng, kích thước và cấu thành của xoang mũi và xoang miệng rất khác nhau, lại cộng thêm việc xoang miệng phải có thêm một nhiệm vụ là phải thay đổi kích thước liên tục trong lúc phát âm nên sự khác biệt này càng rõ hơn. Cụ thể là:

ÂM THANH TỪ KHOANG MIỆNG
Khuếch đại những âm thanh có cao độ tầm trung tốt=> Âm thanh nghe “bắt tai” hơn
Âm thanh nghe có phần “mềm mại” hơn vì có sự tham gia của lưỡi và hai bên má – vốn có tính chất khá mềm.
Âm thanh từ khoang miệng sẽ có âm lượng nhỏ hơn âm thanh từ khoang mũi.
Kích thước khoang miệng và màu sắc âm thanh dễ thay đổi, dễ điều chỉnh hơn.

ÂM THANH TỪ KHOANG MŨI

Khuếch đại những âm thanh có cao độ tầm thấp tốt=> Âm thanh nghe vang, hùng hồn hơn
Âm thanh nghe cứng chắc vì tính chất vật lý là khoang này được bao quanh bởi các mô cứng.
Âm thanh từ khoang mũi có âm lượng to hơn nhiều, bởi vì thể tích của khoang mũi thường lớn hơn, và cấu trúc cũng phù hợp hơn cho việc cộng hưởng âm thanh.
Rất khó điều chỉnh màu sắc, độ cộng hưởng của âm thanh ở khoang này (cũng may là chúng ta có 1 cách điều chỉnh khá hiệu quả, sẽ được bàn đến trong bài tiếp theo “Vị Trí Âm Thanh”)


Từ những sự khác nhau rõ ràng đó, chúng ta rút ra một nguyên tắc như sau:

Khi cần hát những chỗ tình cảm, lãng mạn hay u buồn… chúng ta cần pha trộn sao cho âm thanh từ khoang miệng nhiều hơn âm thanh từ khoang mũi.
Những chỗ cần phát âm thật rõ ràng thì phải dùng âm thanh từ khoang miệng là chính.
Những chỗ cần diễn tả quang cảnh bao la, hùng tráng, sự mạnh mẽ, sự khốc kiệt theo kiểu sử thi anh hùng thì dùng âm thanh đến từ mũi là chính
Trong bất cứ câu hát nào đều cần sự pha trộn âm thanh của hai khoang trên để tạo ra sự hài hòa về mặt âm sắc (trừ 1 số trường hợp đặc biệt) NHƯNG PHA TRỘN THEO TỶ LỆ NÀO, MỨC ĐỘ NÀO THÌ PHẢI TÙY THUỘC VÀO SỰ CẢM NHẬN TINH TẾ CỦA CHÍNH NGƯỜI HÁT VẬY !


Nhưng bạn đừng lo lắng nếu không đủ kiên nhẫn để hiểu hết những gì tôi trình bày từ đầu bài đến giờ, bởi vì mặc dù phân tích ra có vẻ khô khan, nhưng thực tế xung quanh chúng ta không ít những ca sĩ chỉ cần một sự tinh tế trong cảm nhận, những cảm xúc thực sự trong lúc hát và sự rèn luyện bền bỉ thì người ta có thể làm rất tốt việc cân bằng tỷ lệ giữa hai khoang này mà không cần hiểu nguyên lý hoạt động và lý do của nó.


==> CHÚNG TA HÃY THỬ LÀM BÀI THỰC HÀNH Ở PHẦN 3 CŨNG LÀ PHẦN CUỐI CÙNG ĐỂ ÁP DỤNG KIẾN THỨC VỪA RỒI VÀO THỰC TIẾN CHÍNH GIỌNG HÁT CỦA BẠN NHÉ.
Hội Ca sĩ Tự do Việt Nam
Về Đầu Trang Go down
https://thanhnhac.forumvi.com
HỘI CA SĨ TỰ DO VIỆT NAM
Admin



Tổng số bài gửi : 32
Join date : 04/03/2019

Kỹ Thuật Cộng Minh (P1) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Cộng Minh (P1)   Kỹ Thuật Cộng Minh (P1) EmptyWed Mar 06, 2019 7:09 pm

Cộng Minh P3 – Thực hành


BÀI THỰC HÀNH “NGẬM VÀ MỞ”

Chúng ta hãy nhớ lại bài tập “Ngậm” mà lúc nãy các bạn đã làm ở Phần 1. Bây giờ, sau khi làm động tác “Ngậm”, chúng ta chỉ việc mở miệng ra phát ra âm “Maaaaaa” trong cùng một hơi.

Việc bạn cần chú ý ở đây chính là bạn phải tập cân chỉnh làn hơi đi ra từ mũi và làn hơi đi ra từ miệng sao cho thuần thục. Kiểm tra bằng cách để 4 ngón tay lên ngay trước mũi, ngón trỏ chạm sát vào môi trên giống như kiểu “nói thầm” mà người nghệ sĩ đội nón đen này đang làm. ^^ mà nhớ là để sát ngón trỏ vào môi trên và bốn ngón tay sát vào nhau để cảm nhận làn hơi từ mũi bay ra nhé! Hoặc bạn cũng có thể để một tấm gương nhỏ lên vùng nằm giữa mũi và miệng, đặt gương vuông góc với mặt của bạn, mặt gương xoay lên trên, nếu không khí từ mũi ra nhiều, bạn sẽ thấy có hơi nước đọng lại nhiều trên mặt gương.

Bạn hãy lưu ý làm theo từng yêu cầu từ dễ đến khó sau đây:
Làm sao cho lượng hơi ra từ mũi lúc bạn “Ngậm” và lượng hơi ra từ mũi lúc bạn phát âm “Maaaaa” là bằng nhau.!
Hãy làm theo yêu cầu 1, nhưng trong lúc bạn phát âm “Maaaa” ra được khoảng 1 giây, hãy thử tìm cách giảm lượng hơi ra mũi bằng cách đưa lượng hơi ra miệng nhiều hơn xem sao!!
Bây giờ hãy làm giống bước 2 nhưng thay vì giảm lượng hơi ra mũi, hãy tìm cách tăng lượng hơi ra mũi đi !!!
Bạn đã thuần thục 2 bài tập rồi đúng chứ?! OK! Chúc mừng các bạn đã có được những thành quả tuyệt vời! Bạn đã có kiến thức nhiều về các khoảng vang, kỹ thuật CỘNG MINH CÓ ĐIỀU CHỈNH, và quan trọng hơn hết là bạn đã có 2 phương pháp luyện tập để khai mở các khoảng vang và biết cách điều chỉnh chúng một cách thành thục. Các bạn đã tiến một bước rất xa rồi đấy !!!

Bạn muốn kiểm chứng không ? hãy hát thử một câu hát mà bạn thường cho là khá cao mà để hát lên bạn phải gắng hết sức xem nào. Và lần này, khi hát đoạn cao, bạn hãy nhớ tăng lượng hơi ra từ mũi đi, bạn sẽ bất ngờ với những gì mình làm được đấy ^^ !

Còn nếu bạn biết hát giọng gió thông thường, bây giờ hãy thử vừa hát 1 đoạn giọng gió vừa giảm bớt lượng hơi ra từ mũi đi, giọng gió của bạn nghe sẽ chắc khỏe, sáng và rõ ràng hơn rất nhiều. (đây là kỹ thuật ” Giọng Pha” thần thánh mà chúng tôi sẽ đề cập đến trong các bài viết lần sau.

Hội Ca sĩ Tự do Việt Nam
Về Đầu Trang Go down
https://thanhnhac.forumvi.com
Sponsored content





Kỹ Thuật Cộng Minh (P1) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Cộng Minh (P1)   Kỹ Thuật Cộng Minh (P1) Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Kỹ Thuật Cộng Minh (P1)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thẩm mỹ – Cái đẹp trong nghệ thuật

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN THANH NHẠC - HỘI CA SĨ TỰ DO VIỆT NAM :: THANH NHẠC (CA HÁT) :: Thanh nhạc Cơ bản :: Các kỹ thuật Thanh nhạc cơ bản-
Chuyển đến