DIỄN ĐÀN THANH NHẠC - HỘI CA SĨ TỰ DO VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN THANH NHẠC - HỘI CA SĨ TỰ DO VIỆT NAM

Tất cả mọi thứ liên quan đến THANH NHẠC từ cơ bản đến chuyên sâu
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Cấu trúc thanh quản (Chuyên sâu)

Go down 
Tác giảThông điệp
HỘI CA SĨ TỰ DO VIỆT NAM
Admin



Tổng số bài gửi : 32
Join date : 04/03/2019

Cấu trúc thanh quản (Chuyên sâu) Empty
Bài gửiTiêu đề: Cấu trúc thanh quản (Chuyên sâu)   Cấu trúc thanh quản (Chuyên sâu) EmptyWed Mar 06, 2019 5:25 pm

Cấu trúc thanh quản (Chuyên sâu) Image012

Bài viết này sẽ giúp cho những bạn đang tìm hiểu về cách thanh quản, khí quản hoạt động vì nó liên hệ trực tiếp đến bộ môn thanh nhạc của chúng ta. Nhất là đối với những giáo viên đang giảng dạy thanh nhạc thì việc tìm hiểu về cấu trúc và cách hoạt động của thanh quản, khí quản còn quan trọng hơn nữa để thực sự hiểu được cách giọng hát được tạo ra, như thế nào để có một giọng hát hay và cách tránh các lỗi sai.


Trước hết hãy tìm hiểu về cấu trúc dây thanh quản và hệ thống cơ – xương xung quanh dây thanh quản:


Như các bạn đã thấy trong clip trên, có vài bộ phận mà chúng ta cần chú ý vì nó đặc biệt quan trọng như hệ 2 dây thanh quản, phần xương gắn cố định với hai dây thanh quản và nắp thanh quản.



Chức năng của dây thanh quản có thể tưởng tượng như hai sợi dây đàn guitar, thứ sẽ rung mỗi khi có lực tác động đến nó và tạo ra âm thanh. Cao độ của âm thanh phụ thuộc vào độ căng của dây và lực tác động.

Dù nói vậy nhưng thanh quản của con người rõ ràng cao cấp hơn nhiều so với dây đàn guitar, vì nó có khả năng tăng, giảm độ căng rất tinh vi và càng ngày càng khỏe mnhj hơn nếu chúng ta biết cách luyện tập. Nó là một bộ phận sống nên không dễ gì hư hỏng và cũng có khả năng tự phục hồi.

Điểm khác nhau giữa dây thanh quản và dây đàn guitar nữa là đàn guitar sử dụng lực của ngón tay để rung và tạo ra âm thanh, trong khi dây thanh quản của con người sử dụng làn hơi để tác động tạo ra độ rung và âm thanh. Vì vậy áp suất của làn hơi, vận tốc làn hơi và độ nhiều ít của làn hơi sẽ làm thay đổi cao độ, âm sắc của giọng hát.


Vậy giờ nói về nắp thanh quản:

Cấu trúc thanh quản (Chuyên sâu) Images?q=tbn:ANd9GcQOogWkoHeCXXLwN-tVpW0aRwWYvj2xxmYRSC5iSkwpFNsNoaCL

Nắp thanh quản là bộ phận che chắn phía trên của thanh quản, giúp thức ăn, nước uống không rơi vào thanh quản, khí quản.

Nhưng đối với việc ca hát thì nó có vai trò lớn hơn rất nhiều, nó chính là thứ đầu tiên mà âm thanh từ thanh quản ra tiếp xúc được. Nó giúp gom âm thanh lại và điều chỉnh hướng đi của làn âm thanh ngay từ khi âm thanh mới vừa được tạo ra ở thanh quản. Mục đích của việc điều chỉnh hướng đi này là tạo ra sự cộng minh (cộng hưởng âm thanh) để khuếch đại âm thanh, thay đổi màu sắc âm thanh.

Qủa thật từ vị trí dây thanh quản chạy qua cổ, vòm họng, xoang mũi, và chạy ra phía trước xương mặt của con người, cả hệ thống đó giống như một Ampli chỉnh âm thanh tân tiến, tự động nhất mà con người ngày nay cũng chưa thể tạo ra. Vì vậy người ta học hát chủ yếu là để tập điều khiển cái Ampli tự nhiên đó, để tạo ra âm thanh và giọng hát mình mong muốn.

Nắp thanh quản có một dây sụn nối trực tiếp với cuống lưỡi, nó sẽ nâng lên hay hạ xuống tùy thuộc vào vị trí của lưỡi. Bạn muốn thử không?

Hãy cố thử vừa nuốt nước bọt vừa le hết lưỡi ra ngoài xem có làm được không ^^, rất khó và chẳng tự nhiên chút nào đúng không. Bởi vì khi lưỡi đưa ra, sẽ kéo cuống lưỡi theo, cuống lưỡi lại kéo theo sợi dây sụn làm mở nắp thanh quản, một khi nắp thanh quản đã mở ra thì việc đưa thức ăn hay nước vào sẽ dễ dẫn đến việc thức ăn hay nước rơi vào làm hư hại hệ thống thanh quản – khí quản. Cơ thể chúng ta sẽ tự động không để chuyện đó xảy ra, nên hầu như những cơ chế đó chúng ta không kiểm soát, cũng không ý thức được.

Cũng vì lý do đó mà ngày xưa, trong các kỹ thuật thanh nhạc cổ điển, người ta hay dạy các học viên thanh nhạc là hãy kéo lưỡi rụt vào bên trong, thực tế là hành động này làm cho nắp thanh quản khép lại nhiều hơn, làn âm thanh sẽ dội mạnh hơn, giúp tăng âm lượng và độ vang. Nhưng cách này chẳng ai thích dùng nữa vì nó ảnh hưởng đến lưỡi là cho sự phát âm không rõ ràng, không sáng và gây áp lực rất lớn dễ làm hư hại dây thanh quản. Ngày nay thì với sự hỗ trợ của các thiết bị âm thanh ngoài như micro, ampli và loa, người ta không còn phải sử dụng phương cách “hạ sách” này để tăng âm lượng và độ vang của âm thanh nữa.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại gửi email về cho chúng tôi hoặc nhắn tin Facebook.

Chúc bạn thành công
Hội Ca sĩ Tự do Việt Nam
Về Đầu Trang Go down
https://thanhnhac.forumvi.com
 
Cấu trúc thanh quản (Chuyên sâu)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thanh quản
» Cao thanh quản khi hát!!!!!
» Thanh nhạc Thanh nhạc – giải đáp tất tần tật
» Lấy hơi trong ca hát khác gì so với nói chuyện bình thường?
» Vị Trí Âm Thanh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN THANH NHẠC - HỘI CA SĨ TỰ DO VIỆT NAM :: THANH NHẠC (CA HÁT) :: Thanh nhạc Cơ bản :: Cổ họng - Thanh quản-
Chuyển đến