DIỄN ĐÀN THANH NHẠC - HỘI CA SĨ TỰ DO VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN THANH NHẠC - HỘI CA SĨ TỰ DO VIỆT NAM

Tất cả mọi thứ liên quan đến THANH NHẠC từ cơ bản đến chuyên sâu
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 XÁC ĐỊNH GIỌNG HÁT CỦA BẠN

Go down 
Tác giảThông điệp
HỘI CA SĨ TỰ DO VIỆT NAM
Admin



Tổng số bài gửi : 32
Join date : 04/03/2019

XÁC ĐỊNH GIỌNG HÁT CỦA BẠN Empty
Bài gửiTiêu đề: XÁC ĐỊNH GIỌNG HÁT CỦA BẠN   XÁC ĐỊNH GIỌNG HÁT CỦA BẠN EmptyWed Mar 06, 2019 5:41 pm

Đây là bước đầu tiên bạn cần phải làm trước khi muốn học những kỹ thuật thanh nhạc khác – Hãy tìm hiểu chính giọng hát của bản thân mình trước khi quyết định nên học bất cứ kỹ thuật nào khác !!

Trong bước này, nếu có điều kiện các bạn nên tìm hiểu về giọng hát của mình dưới sự hỗ trợ của giáo viên (về âm vực của giọng hát, màu sắc giọng hát, chọn loại nhạc, dòng nhạc phù hợp với giọng và sở thích của mình, cuối cùng là xác định phong cách cho bản thân). Còn nếu bạn tự làm việc này ở nhà, thì khó hơn một chút.


A) Âm vực (hay quãng giọng) thật của bạn
Để xác định âm vực giọng hát,bạn cần hát mẫu hình “MÀ…A…Á…A…À…” theo thang âm đi lên và đi xuống để tìm nốt cao nhất và thấp nhất mà bạn có thể hát được bằng GIỌNG THẬT. (GIỌNG THẬT có nghĩa là giọng bình thường, phát ra từ miệng giống y như lúc nói chuyện mà không có sử dụng kỹ thuật nào)

Để xác định được âm vực của giọng, bạn cần một cây Piano hoặc Organ và đàn theo thang âm đi lên, sau đó là thang âm đi xuống, đàn đến đâu hát đến đó để xác định note cao nhất và thấp nhất mà mình có thể hát thoải mái nhất. Nếu bạn không có đàn, hãy thử cách của tôi ngay dưới đây để xác định giọng mình ngay và luôn ^^.

ẤN VÀO ĐÂY ĐỂ THỬ GIỌNG ONLINE

B) Màu sắc giọng hát:
Chúng tôi thường chia giọng hát theo 5 loại điển hình cho dễ nhớ:
– Loại 1: Giong Mộc là loại giọng thường thấy nhất ở người Việt Nam, đặc điểm của giọng này là âm thanh tạo ra gần gũi, dễ nghe, nhưng có thể hơi thô, âm thanh nghe hay nhất ở những cao độ trung bình, nếu hát quá cao thì dễ bị gãy khúc, hát quá thấp thì không nghe rõ chữ. Ví dụ:



– Loại 2: Giong Thủy là loại giọng mềm mại, dễ nghe, như “rót mật vào tai” nhưng không thể hiện được sự gãy gọn, cứng chắc như giọng Kim. Điểm phân biệt với giọng Mộc là giọng Thủy lúc vuốt âm thanh từ thấp lên cao không bị gãy khúc (xem video minh họa). Ví dụ:


– Loại 3: Giong Hỏa là loại giọng hơi quá nhiều và âm thanh không chắc chắn, loại giọng này hầu như không thể hát hay được dòng nhạc nào, và loại giọng này cũng ko có trong thực tế, nên chúng tôi không thể tìm được ví dụ minh họa.

– Loại 4: Giong Kim là loại giọng không hề khó tìm (nhất là những người đã học thanh nhạc) bởi vì loại giọng này chứa nhiều đặc điểm ưu việt, có lợi cho việc hát. Loại giọng này nghe âm thanh chắc chắn, sắc nét, lúc hát lên cao nghe rõ ràng, sắc nhọn, sáng, nhưng nếu lên quá cao mà không có kỹ thuật có thể nghe chói tai, đanh, giống như tiếng kim loại chà xát lên nhau rất khó chịu. Ví dụ:



– Loại 5: Giong Thổ: Loại giọng này trên căn bản cũng khá hiếm trong giới ca nhạc vì bản chất của nó là có sạn (khàn nhẹ) ở bất cứ cao độ nào. Âm thanh chắc không bằng giọng Kim, thiếu độ dứt khoát hơn và nghe hơi có cảm giác ướt, lờ mờ. Ví dụ:


hông có ai là hoàn toàn thuộc về 1 loại nào, mà đa số là trộn lẫn giữa loại này với loại khác, và quan trọng là tất cả những kỹ thuật thanh nhạc hiện nay đều muốn trang bị cho người học một số điểm ưu việt của những loại giọng.

Ví dụ như giọng 1 người bẩm sinh là giọng Mộc, lúc hát những cao độ trung bình nghe rất truyền cảm, bắt tai, nhưng khi hát lên cao lập tức nghe gãy khúc và mất hay, thế là người đó phải học kỹ thuật “PHA” để giọng hát trở nên giống giọng Kim lúc lên cao,… Cho nên đa số những ca sĩ mà chúng ta đang nghe đều không chỉ đơn thuần 1 loại giọng, mà là sự pha trộn rất nhiều loại khác nhau.

Vậy, giọng hát của bạn thuộc loại nào? (hãy thử ghi âm bài hát mình yêu thích và nghe lại hoặc gửi bản ghi âm lên phần trả lời phía dưới nhé.

C) Bạn chọn dòng nhạc nào?
Vấn đề này thực tế rất phức tạp vì mỗi dòng nhạc là mỗi 1 tính chất và yêu cầu khác nhau.
Ví dụ nếu bạn giọng Kim, có thể bạn hát được dòng Metal, Rock… nhưng rất khó để hát dân ca miền Nam vì những nốt luyến láy của dân ca miền nam rất mềm mại…
Danh sách các dòng nhạc chủ yếu có ghi trên video, mỗi dòng nhạc có rất nhiều nhánh nhỏ, mỗi nhánh nhỏ lại đòi hỏi những yêu cầu và tính chất khác nhau.
Cho nên yêu cầu đặt ra chỉ là các bạn quan tâm đến một hoặc 1 vài dòng nhạc nào đó, hãy tìm hiểu đủ để biết những đặc tính của dòng nhạc đó để biết cách xử lý bài hát cho tinh tế và “đúng điệu” không cần biết nhiều dòng nhạc (trừ khi bạn muốn trở thành nhà Nghiên cứu Âm nhạc ^^)!!



D) Phong cách!!

Từ này nghe có vẻ quen quen nhưng ở đây, chúng ta đề cập đến 2 ý là phong cách trong biểu diễn bằng hình thể và phong cách trong giọng hát.
Khỏi phải nói đến tầm quan trọng của nó các bạn cũng thừa biết trong thời buổi âm nhạc hiện nay chủ yếu người ta chuộng về cả hình ảnh và âm thanh, chỉ nghe âm thanh không thì không đủ lôi cuốn. Cho nên một tiết mục hoàn hảo, hay thì phải cho khán giả đã phần nghe mà vẫn phải đã con mắt nữa.

Phần nghe: thực ra để hát cho hay thì hơi khó, để hát cho truyền cảm thì rất Khó mà hát cho có cả hai thứ đó mà còn phải có Phong cách riêng nữa thì cực kỳ khó. Bạn có để ý rằng tất cả những ca sĩ nổi tiếng trên thế giới và cả Việt Nam khi nhắc đến họ đều có một phong cách hát đi kèm theo không ?? hoặc ít ra cũng là một Phong cách, một cá tính hay một hình ảnh nổi bật nào đó.
Chính những thứ đó tạo nên sự phân biệt giữa CA SĨ và CA SĨ nổi tiếng !!!

Cho dù bạn không có ước ao nổi tiếng đi nữa, thì việc hát có phong cách riêng cũng thật tuyệt vời !!! Giống y chang như cái cảm giác trong giờ học, cô giáo đưa ra một câu hỏi cực kỳ khó, trong khi cả lớp đang vò đầu bứt tóc để suy nghĩ thì bạn đã có sẵn đáp án, đứng lên phát biểu,và giảng giải ý kiến của mình suốt 15 phút liền, kết thúc bằng tràng pháo tay và ánh nhìn ngưỡng mộ của mọi người !!! đó chính là có Phong Cách !

Nhưng quan trọng hơn là làm thế nào để có Phong cách ? Chúng ta sẽ phải hoàn tất những bài học căn bản trước khi bàn đến việc này, bởi vì nếu vội vã quá, không khéo bạn có thể trở thành một tác giả của “thảm họa âm nhạc” với một phong cách lộng lẫy như cái áo vest và một giọng hát như cái quần đùi !!!

Hội Ca sĩ Tự do Việt Nam
Về Đầu Trang Go down
https://thanhnhac.forumvi.com
 
XÁC ĐỊNH GIỌNG HÁT CỦA BẠN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phân loại giọng hát – Tầm bậy tầm bạ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN THANH NHẠC - HỘI CA SĨ TỰ DO VIỆT NAM :: THANH NHẠC (CA HÁT) :: Thanh nhạc Cơ bản :: Âm sắc - phát âm-
Chuyển đến